12 Cây Cảnh Lọc Không Khí Trong Nhà

CÂY LỌC KHÔNG KHÍ 

Nghiên cứu của NASA đã cho thấy, không khí trong nhà có chứa một số lượng lớn các hóa chất độc hại như: benzene, trichloroethylene, ammonia,… Nhưng các nhà khoa học NASA cho rằng các cây cảnh trong nhà thông thường có thể là vũ khí có giá trị trong cuộc chiến chống lại mức độ gia tăng ô nhiễm không khí trong nhà.
Một trong số chúng có thể hấp thụ lên đến 85% lượng khí có hại, làm sạch không khí trong nhà, không gian công cộng trong các tòa nhà văn phòng, trồng cây trong nhà không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà của bạn và giờ bạn muốn tìm các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà hiệu quả như lưỡi hổ, lan ý, trầu bà… để trồng trong nhà?
Những loại cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trường sống đem lại không gian sống trong lành, khỏe mạnh cho gia đình bạn. Dưới đây là top 12 cây cảnh trong nhà mà NASA khuyên bạn nên xem xét trồng trong nhà để có sức khỏe tốt hơn và không khí sạch hơn:

1. CÂY LƯỠI HỔ

– Đặc tính: Là coi là ông vua của các dòng cây lọc không khí. Cây lưỡi hổ dễ trồng, dễ chăm sóc, gần như ở trồng ở đâu, trong hoàn cảnh thiếu sáng hay thiếu nước thế nào, cây vẫn phát triển được. Cây có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ formaldehyde, benzene, trichloroethylene ở nhà hay văn phòng. Đặc biệt vào ban đêm, cây cũng giúp hấp thụ carbon dioxide và “nhả” khí oxy. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính vì cây có khả năng khử được từ tính phát ra từ các thiết bị điện tử trên.
– Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần và không cần tưới nhiều. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

2. CÂY LAN Ý

– Đặc tính: Cây Lan Ý hay còn gọi là huệ hòa bình được biết đến với khả năng loại bỏ các chất độc hại như benzen, formaldehyde, xylen, toluen và trichloroethylene tuyệt vời từ không khí. Đây là dòng cây có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tuỳ theo ý thích của bạn. Ngoài ra cây còn ra hoa màu trắng rất đẹp thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc hoặc bàn ăn.
– Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

3. CÂY HỒNG MÔN

– Đặc tính: Theo thí nghiệm của Nasa, cây Hồng Môn giữ ẩm rất tốt trong không khí. Loại cây này cũng hấp thụ chất xylene và toluene và chuyển đổi chúng thành các chất vô hại. Cây Hồng Môn có hoa màu hồng rất đẹp thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc… Cũng giống như Lan Ý cây Hồng Môn có thể trồng thuỷ sinh hoặc trồng đất.
– Cách chăm sóc: Tương tự như cây Lan Ý, Hồng Môn ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

4. CÂY TRẦU BÀ ĐẾ VƯƠNG

– Đặc tính: Cây Trầu Bà Đế Vương được biết đến như một trong số những loại cây tuyệt vời nhất để lọc formaldehyde và các hóa chất độc hại khác từ không khí. Cây này hợp sinh trưởng trong ánh sáng yếu và dễ chăm sóc, có thể sống trong môi trường điều hoà.
– Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần và không cần tưới nhiều. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

5. CÂY LAN CHI ( CÂY DÂY NHỆN)

– Đặc tính: Cây Lan Chi hay còn gọi là cây Dây Nhện là một lựa chọn tuyệt vời để thanh lọc không khí trong nhà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp loại bỏ benzen, formaldehyde, CO và xylene từ không khí trong nhà. Về hình thức, cây dễ trồng, đẹp mắt và hoàn toàn vô hại đối với trẻ em và động vật.
– Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

6. CÂY PHÚ QUÝ

– Đặc tính: Cây phú quý (Aglaonema) được chứng minh là có thể thanh lọc benzene và formaldehyde trong không khí hiệu quả. Điểm cộng của là loại cây không cần nhiều ánh nắng để sinh trưởng tuy vậy nó lại đòi hỏi môi trường có nhiều độ ẩm. Đây là dòng cây có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tuỳ theo ý thích của bạn. Cây có màu đỏ đặc trưng rất hợp với những người mệnh Hoả.
– Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

7. CÂY NHA ĐAM (CÂY LÔ HỘI)

-Đặc tính: Cây phát triển nhanh, chịu được khô, nóng và ưa sáng. Cây Nha Đam Lô hội có thể bày trên bàn làm việc, phòng ăn, phòng tắm… vì sức chống chịu của cây rất tốt.Ngoài lô hội hấ Cây Nha Đam cũng giống như Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng.
– Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Tuy nhiên nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

8. CÂY VẠN NIÊN THANH 

– Đặc tính: Cây Vạn Niên Thanh là một trong những loại cây dễ trồng và có khả năng thanh lọc không khí cực tốt. Trên thực tế loại cây này có khả năng thanh lọc benzene và formaldehyde hiệu quả, ngoài ra cây cũng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường ít ánh sáng.
– Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

9. CÂY ĐA BÚP ĐỎ

-Đặc tính: Cây Đa Búp Đỏ cũng là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây cực kỳ dễ trồng, có thể dễ dàng sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. Trồng đa búp đỏ, bạn có thể giúp môi trường sống của mình trở nên trong lành hơn nhiều mà không cần quá tốn công chăm sóc cho cây.
– Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

10. CÂY PHẤT DỤ MẢNH (CÂY HUYẾT DỤ)

– Đặc tính: Cây Phất Dụ Mảnh ưa sáng hoặc chịu bóng dâm một phần. Cây thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung bình, không quá nhiều. Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm.
– Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1 tuần/lần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên vì cây vẫn ưa sáng nhiều hơn.

11. CÂY NGŨ GIA BÌ

– Đặc tính: Cây Ngũ gia bì được NASA chứng minh là hiệu quả trong việc làm giảm formaldehyde, toluene và benzene từ không khí. Ngoài ra cây có khả năng đuổi muỗi, côn trùng rất thích hợp để trên bàn làm việc, bàn học.
– Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1 tuần/lần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên vì cây vẫn ưa sáng nhiều hơn.

12. CÂY CAU TIỂU CHÂM 

– Đặc tính: Cây Cau Tiểu Trâm có khả năng sống trong điều kiện thiếu ánh sáng một thời gian dài, không cần chăm bón nhiều. Có thể trồng thuỷ sinh hay trong đất đều tốt. Cau Tiểu Trâm có khả năng hút các chất độc sản sinh từ nhiều vật dụng trong nhà như formaldehyde, toluene và benzene. Đặc biệt đây là loại cây duy nhất có khả năng lọc khói thuốc lá, rất tốt khi để trên bàn làm việc.
– Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

Ngoài ra còn rất nhiều loại cây cảnh có thể trang trí trong nhà, bàn làm việc, phòng học… nếu bạn có nhu cầu chỉ cần liên hệ trực tiếp với Cây Xinh qua số điện thoại 096.596.2586 hoặc 094.822.5678 để chuyên gia của Cây Xinh tư vấn nhé!

>> CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *