Hoa cúc ngũ sắc và những tác dụng không ngờ của nó? Tìm hiểu hoa cúc ngũ sắc – một loài hoa vừa có sắc đẹp lộng lẫy, vừa có tác dụng y học. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo bài viết sau đây của Hoa Minh Ngọc để hiểu rõ thông tin hơn nhé.
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một địa chỉ hoa tươi đáp ứng được các tiêu chí đẹp, sang trọng thì Shop Hoa Minh Ngọc là cái tên mà mọi người không nên bỏ lỡ. Là đơn vị cung cấp dịch vụ điện hoa có tiếng tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Liên hệ ngay 038 460 7598 (24/7) bạn nhé!
Mục lục
- 1 Nguồn gốc hoa cúc ngũ sắc
- 2 Một số thông tin về loài hoa này
- 3 Cây hoa ngũ sắc là cây gì?
- 4 Đặc điểm, phân loại cây hoa ngũ sắc
- 5 Ý nghĩa hoa cúc ngũ sắc
- 6 Tác dụng của cây hoa ngũ sắc
- 7 Các loài hoa cúc ngũ sắc
- 8 Mùa hoa cúc ngũ sắc nở?
- 9 Cách cắm hoa cúc ngũ sắc
- 10 Công dụng của hoa cúc ngũ sắc
- 11 Cách dùng cây hoa hoa ngũ sắc
- 12 Những lưu ý khi sử dụng
- 13 Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa cúc ngũ sắc
- 14 Cách chăm sóc hoa cúc ngũ sắc
- 15 Những câu hỏi liên quan hoa cúc ngũ sắc
Nguồn gốc hoa cúc ngũ sắc
Có rất nhiều tên gọi khác như cúc cánh giấy, cúc lá nhám, duyên cúc…, hoa cúc ngũ sắc (tên khoa học: cúc Zinnia) lúc nào cũng rực rỡ, xinh đẹp, đáng yêu giống như chính tên của nó.
Loài hoa này rất được yêu thích ở Việt Nam vì có khả năng sinh trưởng tốt, sức đề kháng cao, không kén đất trồng, hoa lại rất bền màu. Cúc ngũ sắc với 5 màu cơ bản là đỏ, vàng, cam, hồng, trắng thích hợp trồng trong chậu, bồn, ban-công hoặc thảm hoa.

Một số thông tin về loài hoa này
– Tên tiếng Anh: Pink youth and old age, tên khoa học: Zinnia elegans, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
– Thời gian hạt nảy mầm: 7-15 ngày
– Thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa là: khoảng 60 ngày
– Là loại cây thân thảo, Cây trưởng thành có chiều cao từ 30-70cm.
– Hoa có nhiều cánh mỏng, nhỏ, xếp lớp lên nhau, bông hoa có đường kính từ 5-7 cm.
– Cúc ngũ sắc có tên gọi khác là cúc cánh giấy vì cánh hoa chỉ có 1 màu ở mặt trên giống như giấy thủ công của học sinh tiểu học.
Quý khách có thể tham khảo thêm: Hoa Minh Ngọc
Hoa tươi | Shop hoa tươi | Tiệm hoa | Đặt hoa online |
Cây hoa ngũ sắc là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc còn gọi nhiều tên như bông ổi, thơm ổi, trâm ổi, hoa tử quỷ, cây mã anh đơn, cây hoa cứt lợn. Loài hoa này có tên khoa học là Lantana camara L., thuộc vào họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae).
Nguồn gốc xuất xứ của hoa ngũ sắc từ vùng Trung Mỹ và hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Đặc điểm, phân loại cây hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc thuộc loại cây thân gỗ, nhỏ cao từ 0.5 – 1m, thân cây có gai nhọn, cành mềm và mọc vươn ra khắp nơi. Lá cây màu xanh và lông ở mặt trên.
Loài cây này gọi là hoa ngũ sắc chính là do bông hoa có nhiều màu sắc rực rỡ, tạo thành chùm. Hoa có khả năng nở quanh năm, khoảng từ tháng 4 đến tháng 9. Quả khi còn non có màu xanh nhưng khi chín lại có màu đen, vị ngọt và thơm ngon, bên trong chứa hạt.
Ý nghĩa hoa cúc ngũ sắc
Ý nghĩa phong thủy cây hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc có nhiều màu sắc khác nhau nên có ý nghĩa thể hiện cho sự hài hòa và vẻ đẹp của cuộc sống như chúng ta phải luôn biết yêu thương, quý trọng những gì bản thân mình đang có, phải cố gắng phấn đấu để đạt được những mục tiêu.
Bên cạnh đó, hoa ngũ sắc có sức sống rất mãnh liệt, biểu tượng của sự bền bỉ, ý chí kiên cường, bất khuất, cam chịu khó khăn, vượt qua thử thách của con người.
Chính vì vậy, khi ta trồng một chậu cây hoa ngũ sắc trong nhà sẽ mang lại cho ta một luồng khí năng lượng tích cực, điều hòa vượng khí xung quanh nhà, giúp gia chủ có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, gặp được nhiều điều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Ý nghĩa hoa ngũ sắc – dấu ấn tuổi thơ trong lòng mỗi người
Trong ký ức tuổi thơ mỗi người, nhất là trẻ vùng quê không thể thiếu kỷ niệm về hoa ngũ sắc mộc mạc, bình dị.
Hoa ngũ sắc mọc thành từng chùm và có nhiều bông nhỏ bên trong với nhiều màu sắc trên một chùm. Trẻ con thường hái hoa ngũ sắc để sâu thành vòng đeo cổ, đeo chân tay hoặc bó hoa chơi trò “cô dâu – chú rể”.
Quả ngũ sắc có vị ngọt nên thường được trẻ yêu thích và hái ăn mỗi khi tới mùa. Ý nghĩa hoa ngũ sắc luôn gợi nhớ về quê hương, nhắc lại kỷ niệm tuổi thơ khi ta đã xa quê và trưởng thành.
Ý nghĩa hoa ngũ sắc trong trang trí
Vì là loài hoa dại nên hoa ngũ sắc thường được trồng ở công viên, sân vườn gia đình, vỉa hè và những con đường thôn quê.
Vào mỗi dịp hoa nở, những con đường trải dài đầy mắc sắc hút mắt khiến ai cũng phải trầm trồ. Hoa ngũ sắc có ý nghĩa nâng cao tính thẩm mỹ cho đô thị mới ngày càng xanh – sạch – đẹp.
Ngắm nhìn vườn hoa đủ sắc màu tươi tắn sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, tinh thần thư thái khi đi chơi công viên, dạo phố.
Ý nghĩa hoa ngũ sắc đối với sức khỏe
Không chỉ có ý nghĩa về phong thủy, trang trí mà hoa ngũ sắc còn có ý nghĩa đặc biệt trong đông y. Đây là loài cây hoa có tác dụng chữa viêm xoang khá hiệu quả.
Cách dùng theo dân gian: Cây ngũ sắc tươi cả rễ, cành lá và hoa rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem đi giã hoặc cho vào máy xay sinh tốt để say nhuyễn. Vắt lấy nước bằng khăn xô lọc, dùng bông tăm thấm nước cốt nhét vào mũi. Để thuốc trong mũi khoảng 15 đến 20 phút, rút bông đã hút dịch ra để bỏ đi.
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều thầy thuốc đã bào chế cây hoa ngũ sắc thành dạng dung dịch nhỏ mũi, tinh dầu xông phòng,…để tăng tác dụng trị viêm xoang.
Tác dụng của cây hoa ngũ sắc
Tác dụng đối với sức khoẻ
Hoa ngũ sắc có ý nghĩa sâu sắc trong y học
Cây hoa ngũ sắc cũng có nhiều tác dụng trong y học tạo nên những bài thuốc Đông y như:
- Bài thuốc chữa trị bệnh ho như ho khan, ho ra máu, ho lao hoặc do thời tiết thay đổi.
- Bài thuốc trị chứng sổ mũi như nghẹt mũi, viêm xoang.
- Bài thuốc trị hạ sốt, kháng viêm, giải độc, tiêu sưng,…
Tác dụng làm đẹp
Do hoa cây trâm ổi có màu sắc rực rỡ nên được nhiều người trồng trước nhà làm hàng rào để tạo thêm sự sinh động cho không gian xung quanh nhà.
Các loài hoa cúc ngũ sắc
Cúc ngũ sắc loài hoa có đa sắc màu từ màu đỏ, hồng, cam, vàng, đến trắng. Những màu sắc rực rỡ nở rộ đan sen với nhau tạo nên một bức trang đẹp tuyệt vời từ thiên nhiên.
Hoa cúc ngũ sắc đẹp

Quý khách có thể tham khảo thêm: Hoa Minh Ngọc
Hoa sinh nhật | Hoa sinh nhật đẹp | Hoa chúc mừng sinh nhật | Hoa mừng sinh nhật |
Mùa hoa cúc ngũ sắc nở?
Hoa ngũ sắc nở quanh năm nếu như bạn biết cách trồng và chăm sóc nó. Đây được đánh giá là loài hoa phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta nên khá dễ trồng. Không những thế, khả năng sinh trưởng và đề kháng với sâu hại của cây cũng được đánh giá khá cao. Do đó hoa thường được chọn trồng ở những khu vực công cộng ngoài trời như công viên, sân vườn, hoặc ban công nhà ở rất ấn tượng.
Cách cắm hoa cúc ngũ sắc
Đây có thể nói là một cách cắm khá phổ biến của chị em trong ngày Tết. Một bình hoa với nhiều màu sắc được kết hợp bởi nhiều loại hoa khác nhau như hoa hồng, hoa ly,…Tuy mỗi loài hoa có ý nghĩa khác nhau, nhưng đều tượng trưng và mang một ý nghĩa cho năm mới đầy đủ và sung túc, trọn vẹn cho gia đình gia chủ.
Với cách cắm này bạn có thể kết hợp với một chiếc bình thủy tinh và đặt ở trung tâm của phòng khách để trang trí nhà ngày Tết nhé.
Cách cắm hoa cúc đan xen với những loại hoa khác
Cắm hoa cúc cùng với hoa dơn: Sự kết hợp giữa hoa cúc và hoa dơn vào ngày Tết không chỉ thổi không khí ấm cúng, tràn ngập niềm vui vào vào gia đình bạn mà còn mang đến sự tươi mới, may mắn, tăng thêm phúc thọ cho mọi người trong suốt năm mới.
Cắm hoa cúc lẫn hoa dơn
Quá nhàm chán với hoa cúc trắng, bạn có thể kết hợp chúng với hoa hồng vàng để tạo sự mới lạ và tăng thêm vẻ rực rỡ cho lọ hoa ngày Tết.
Quá nhàm chán với hoa cúc trắng, bạn có thể kết hợp chúng với hoa hồng vàng
Cắm hoa vào một chiếc xô nhỏ
Thay vì cắm vào bình, bạn có thể tận dụng ngay chiếc xô nhỏ là đồ chơi của các con, để có thể sáng tạo nên một bình hoa để trang trí gia đình ngày Tết. Với cách cắm này bạn chỉ cần sử dụng một bó hoa cúc trắng và cắm dàn đều vào trong chiếc xô để tạo thành hình vòm cho bình hoa, việc tạo hình vòm mang ý nghĩa như bao bọc và che chở mang biểu tượng tình cảm gia đình.
Nếu bạn thấy khó khăn khi không thể tự tạo hình vòm được thì bạn cũng có thể dùng một miếng lưới sắt nhỏ, đặt lên trên miệng chậu rồi bắt đầu cắm hoa như bình thường, những bông hoa sẽ mắc vào các lưới và tạo thành một hình vòm, thật đơn giản phải không nào?
Với kiểu cắm hoa vào xô này sẽ rất phù hợp để bạn trang trí ở các bậc thềm cửa ra vào, ban công hay khung cửa sổ… Sẽ tạo cho căn phòng gia đình bạn bừng sáng để đón một năm mới may mắn, sung túc, đón tài lộc may mắn vào nhà cho gia đình trong năm tới.
Nếu bạn chưa nghĩ ra cách cắm hoa cúc đẹp, hài hòa cho ngày Tết thì đây là mẫu không thể bỏ qua. Bạn có thể kết hợp nhiều loại cúc với màu sắc khác nhau hoặc đơn giản chỉ cắm 1 loại hoa cúc vào chum cũng đủ để tăng thêm vẻ đẹp và không khí xuân, không khí Tết cho ngôi nhà của bạn.
Sử dụng chiếc bình cao để cắm hoa
Bên cạnh việc tận dụng chiếc xô để cắm hoa thì tận dụng một chiếc bình trà cao của gia đình để làm chiếc bình cắm hoa cũng là một gợi ý thú vị phải không nào?
Bạn chỉ cần chuẩn bị một vài bông cúc lớn, màu sắc sặc sỡ một chút và thêm sự khéo léo, sáng tạo của bạn nữa, thì chắc chắn bạn sẽ có ngay một bình hoa cúc đẹp mà đơn giản rồi. Với những mẫu bình cao, bạn nên lưu ý đến chiều dài cành hoa cúc, chọn màu hoa và bình hài hòa với nhau nha!
Quý khách có thể tham khảo thêm: Hoa Minh Ngọc
Hoa khai trương | Lẵng khai trương | Hoa mừng khai trương | Giỏ hoa khai trương |
Cắm hoa cúc vào một chiếc bình vuông
Ngoài những chiếc bình tròn, bình cao thì bạn cũng có thể sáng tạo thêm một cách cắm mới đó là sử dụng những bình hoa dạng vuông để làm một bình hoa của riêng bạn.
Khi cắm hoa vào bình vuông các bạn nên lưu ý, những bông hoa cắm hợp nhất với bình thủy tinh vuông là những bông hoa cúc nở to, màu vàng đậm, bên cạnh đó bạn có thể chuẩn bị thêm một ít hoa hướng dương, 3-5 bông hồng trắng, hồng vàng hoặc vàng phớt, cùng với cúc to màu vàng, da cam, một vài cành lá xanh để trang trí thêm với nhau tạo thêm màu sắc, tránh sự nhàm chán cho bình hoa.
Khi cắm bạn cần có một chút sáng tạo, một chút khéo tay và tính thẩm mỹ về màu sắc thì chắc chắn bạn có thể cắm cho mình một lọ hoa cúc rực rỡ cho ngày Tết thêm đầy sắc màu.
Với cách cắm hoa cúc như này, bạn có thể trang trí ở bàn ăn, hoặc phòng ngủ sẽ rất hợp lý. Với sự kết hợp đầy màu sắc của những loài hoa khác chắc chắn sẽ khiến căn nhà trở nên mới lạ và rực rỡ chào đón một năm mới đang tới.
Cắm hoa cúc vào giỏ
Những chiếc giỏ bé xinh cũng có thể dùng để cắm hoa, với cách cắm này bạn hãy lựa chọn những loại hoa cúc có màu trắng để cắm vào chiếc bình, với bình hoa từ giỏ này sẽ đem lại cảm giác mộc mạc, bình dị nhưng cũng không kém phần sang trọng và trang nhã cho ngôi nhà của bạn.
Hãy chọn cho mình giỏ hoa đẹp, hình trụ cũng được mà hình vuông cũng được, chắc chắn với cách cắm này những cô nàng không cần hoa tay thì cũng có thể cắm cho mình được những giỏ hoa cúc đẹp!
Một lẵng hoa cúc vừa đơn giản vừa đẹp cho những nàng yêu thích phong cách cắm hoa truyền thống.
Cắm hoa cúc vào bát
Hoa cúc vàng cắm vào bát gốm trắng cũng rất đẹp và mới lạ. Cách cắm cũng vô cùng đơn giản bạn chỉ cần một chiếc bát và dùng xốp để có thể cố định vị trí hoa cho chắc chắn hơn.
Cắm hoa cúc vào bình thủy tinh
Đây là kiểu cắm cũng khá thịnh hành và được nhiều chị em áp dụng, ngoài việc cắm hoa cúc để dâng lên ban thờ tổ tiên dịp Tết, bạn có thể để bình hoa để trang trí cho bàn ăn, bàn làm việc của mình thêm phần màu sắc.
Bạn chú ý nên chọn lọ hoa cho phù hợp những chiếc lọ thủy tinh nhỏ, có chiều cao vừa phải sẽ góp phần giúp lọ hoa trở nên tinh tế, pha chút gì đó cổ điển hơn, nhưng vẫn mang đến sự ấm cúng cho ngày Tết, như một sự tinh tế được thể hiện qua lọ hoa. Chắc chắn đây là cách cắm hoa đơn giản lại hết sức thẩm mỹ.
Cắm hoa cúc nghệ thuật
Đây là cách cắm hoa rất thích hợp để bày bàn tiệc. Bạn hãy gọt tròn khối xốp trước khi đặt lên trên lọ hoa. Sau đó, cắt các bông cúc vàng và da cam với độ dài bằng nhau cắm ngập đến cuống vào xốp là hoàn thành. Bạn nên chú ý phối màu cho lọ hoa nhé!
Cắm hoa cúc theo nghệ thuật Ikebana của Nhật Bản đòi hỏi sự khéo léo. Sự kết hợp hài hòa giữa những nhành cây lá kim, nhành cây khô vươn lên và những cánh hoa cúc vàng đang bung nở rực rỡ trong bình hoa hình dáng như chiếc thuyền tạo nên một mẫu cắm hoa cúc độc nhất vô nhị.
Quý khách có thể tham khảo thêm: Hoa Chia Buồn
Vòng hoa đám tang | Hoa đám tang | Hoa tang lễ | Vòng hoa tang |
Công dụng của hoa cúc ngũ sắc
Cây được sử dụng trong những bài thuốc đông y ở Việt Nam. Lá cây Cúc Ngũ Sắc có vị đắng, hôi, tính mát, có khả năng làm hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng, dùng ngoài đắp hoặc nấu. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, giải độc gan, thanh nhiệt.
Toàn cây có vị ngọt, cay, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, giải độc gan, chỉ thống. Ngoài ra, ở Vân Nam (Trung Quốc) toàn cây còn được dùng trị viêm da, mẩn ngứa, ghẻ lở.
Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.
Chữa ho ra máu: hoa Ngũ Sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.
Chữa rắn cắn: rễ hoa Ngũ Sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút.
Cây còn được sử dụng để trồng ở các khu đất trống do màu sắc đẹp, được sử dụng trong quy hoạch đô thị, tăng mĩ quan cho khu đất trồng, không gian sống.
Cách dùng cây hoa hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc có uống được không, dùng như thế nào là điều đang rất được quan tâm. Trên thực tế, có nhiều hình thức dùng loài hoa này như:
Giã nát lọc lấy nước cốt uống
Bôi ngoài da
Nấu nước xông, sắc uống
Đốt cháy để hun khói
Kết hợp với các vị thuốc khác trong đông y để hỗ trợ các bệnh kể trên
Dù được dùng bằng bất cứ hình thức nào thì liều lượng sử dụng của thảo dược này chỉ từ 15 đến 30 gram khô, tương đương 30 đến 60 gram tươi.
Những lưu ý khi sử dụng
Ngoài việc kiểm soát tốc độ mọc của loài hoa này, bạn cần để ý đến một vài lưu ý khác nếu dùng để điều trị bệnh dưới đây:
Sẽ có người bị dị ứng bởi thành phần của hoa nên cần cân nhắc trước khi sử dụng
Tránh nhầm lẫn hoa với cỏ lào hay hoa cứt lợn… Đây là những loại hoa hoàn toàn khác nhau, có công dụng và đặc điểm riêng biệt.
Nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng, nên dùng đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng vào thuốc.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa cúc ngũ sắc
Hoa cúc ngũ sắc có tên khoa học là Zinnia elegans. Giống hoa này đa dạng về màu sắc từ vàng, đỏ, cam, trắng… và khá dễ trồng, dễ chăm sóc nên rất được ưa chuộng.
Cách trồng hoa cúc ngũ sắc
Dụng cụ và đất trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, Thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc khoảng đất trống trong vườn để trồng hoa cúc ngũ sắc. Lưu ý: Dưới đáy khay có đục lỗ để thoát nước.
Cây cúc tần ưa trồng ở đất tơi, xốp, nhiều mùn, chủ động tưới tiêu. Bạn có thể mua đất làm sẵn hoặc trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót bằng vôi bột rồi phơi ải 15-20 ngày trước khi trồng để xử lý. mầm bệnh có trong đất.
Trồng cây
Hoa cúc thường được nhân giống bằng hạt. Hạt giống hoa bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng hoa, cây cảnh uy tín.
Sau khi chuẩn bị đất và hạt, bạn cho hạt vào ngâm khoảng 3 tiếng với nước ấm (2 sôi 3 lanh). Sau đó, cho hạt ra đĩa, rồi dùng giấy ăn gói lại. Tưới giữ ẩm, khoảng 3-5 ngày khi hạt nảy mầm thì đem trồng.
Tưới nước ẩm cho chậu trồng cây. Sau đó ủ hạt (mỗi chủ vườn nên gieo 1 hạt). Sau khi ủ xong, tưới nước bằng vòi phun nhẹ để giữ ẩm.
Sau khoảng 3 – 5 ngày, hạt giống hoa cúc sẽ nảy mầm. Khi hạt nảy mầm cần che nắng cho cây. Khoảng 5 – 7 ngày sau thì tháo vỏ. Cây con đã cứng cáp thì tiến hành trồng. Trồng với khoảng cách cây 25 – 30 cm, hàng cách hàng 30 – 35 cm. Trồng xong tưới nước giữ ẩm. Lưu ý: Nên trồng vào buổi chiều mát và chỉ phủ đất lên phần lá mầm.
Cách chăm sóc hoa cúc ngũ sắc
Chăm sóc
Vào mùa nắng thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Vào mùa mưa cần chú ý thoát nước để tránh úng.
Cứ khoảng 10-15 ngày có thể hòa tan phân NPK rồi tưới quanh gốc cây. Sau khi bón xong phải tưới lại phân. Không tưới phân khi trời nắng. Ngoài ra, bạn có thể bón thêm phân chuồng hoai mục, phân trùn quế…
Khi cây ra hoa tuyệt đối không nên cắt tỉa cành hoa quá nhiều để tránh cây không đủ thời gian phục hồi.
Làm sạch cỏ dại để cây hoa cúc ngũ sắc có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
Nếu chăm sóc tốt, sau 45-60 ngày, hoa cúc ngũ sắc sẽ nở hoa.
Những câu hỏi liên quan hoa cúc ngũ sắc
Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà không?
Từ những công dụng và ý nghĩa mà hoa ngũ sắc mang lại thì chúng ta hoàn toàn có thể trồng được loại cây này trong nhà. Cụ thể tại các vị trí như gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh sáng, ngoài ban công, sân thượng hoặc hiên nhà. Hoặc trước nhà, bên cạnh lối ra vào. Không đặt đối diện cửa gây ảnh hưởng đến việc đi lại
Cần lưu ý gì khi trồng hoa ngũ sắc trong nhà?
Hầu hết các loại hoa đều ưa ánh sáng, hoa ngũ sắc cũng vậy. Do đó nếu trồng trong nhà thì bạn nên đặt chậu cây ở các vị trí gần cửa sổ, có ánh sáng, đặt ngoài ban công, hiên nhà.
Hoặc tốt nhất có thể đặt chậu hoa ngũ sắc ở trước nhà, sân vườn. Thường xuyên cho cây phơi nắng mặt trời, ít nhất 2 – 3 tiếng 1 ngày để đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt. Bởi có ánh nắng thì hoa mới rực rỡ và đẹp, khoe sắc.
Trong quả của cây hoa ngũ sắc có chứa chất độc có tên là Lantanin alkaloid, có thể khiến cho người ăn phải bị đau bụng, buồn nôn, bỏng rát dạ dày, giãn cơ hoặc rối loạn tuần hoàn máu.
Do vậy nếu gia đình có trẻ nhỏ thì bạn cần nhắc nhở trẻ hoặc đặt vị trí chậu hoa ở nơi trẻ không với tới được để phòng tránh nguy hiểm bất trắc có thể xảy ra.
Hãy đến với cửa hàng Hoa Minh Ngọc chúng tôi để lựa chọn và mang về cho mình những sản phẩm hoa siêu đẹp nhé. Liên hệ ngay 038 460 7598 (24/7) ngay!
Quý khách tham khảo thêm: Cây bon sai
Cây bon sai | Bonsai mini | Cây cảnh văn phòng | Cây để bàn làm việc |