Hoa thì là là gì? Đây là một loài hoa được nở trên thân cây thì là, với vẻ đẹp nhỏ nhắn, mong manh mà mang nét bình dị, mộc mạc. Vậy bạn đã biết gì về cây thì là chưa? Hãy cùng tìm hiểu thông tin sau đây nhé.
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một địa chỉ hoa tươi đáp ứng được các tiêu chí đẹp, sang trọng thì Shop Hoa Minh Ngọc là cái tên mà mọi người không nên bỏ lỡ. Là đơn vị cung cấp dịch vụ điện hoa có tiếng tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Liên hệ ngay 038 460 7598 (24/7) bạn nhé!
Mục lục
- 1 Thì là là gì?
- 2 Thì là dùng để làm gì?
- 3 Thì là là vị thuốc gì ?
- 4 Mô tả dược liệu thì là
- 5 Rau thì là có tác dụng gì?
- 6 Tác dụng của Thì là
- 7 Cách chế biến món ăn với thì là
- 8 9 Bài thuốc chữa bệnh từ rau thìa là
- 9 Lợi ích của cây thì là đối với sức khỏe
- 10 Tác dụng phụ
- 11 Sự tích cây thì là
- 12 Ý nghĩa của hoa thì là
- 13 Cách trồng và chăm sóc rau thì là
- 14 Những câu hỏi liên quan về hoa thì là?
Thì là là gì?
Thì là thuộc họ Hoa tán. Cây thuộc dạng thảo sống hàng năm có thân nhẵn cao 60 – 80cm hay hơn, khía rãnh dọc, rễ trụ.
Lá có bẹ và phiến lá rất phát triển, phiến thường xé 3 lần lông chim, phiến nhỏ hình như sợi chỉ, các lá ở ngọn thường tiêu giảm, không có cuống.
Cụm hoa ở ngọn, trên thân và trên các cành, tụ thành tán kép gồm 5 – 15 tán nhỏ, các tán này mang 20 – 40 hoa màu vàng.Quả bế kếp nằm trên một cuống quả rẽ đôi; quả hình trứng có 10 cạnh. Bộ phận thường dùng là lá, quả và hạt để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.

Thì là dùng để làm gì?
Thì là được dùng để chữa một số triệu chứng về tiêu hóa bao gồm cồn cào ruột, đầy hơi, chán ăn và đau bụng ở trẻ sơ sinh. Cây thì là còn chữa được một số bệnh về hô hấp như nhiễm trùng đường hô hấp, ho, viêm phế quản, cũng như bệnh tả, đau lưng, đái dầm và vấn đề thị giác.
Một số phụ nữ dùng thì là để tăng lượng sữa trong thời gian cho con bú, giúp xuất kinh, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn và giúp tăng cường ham muốn tình dục.
Bột từ thì là có thể dùng làm thuốc đắp cho vết rắn cắn.
Quý khách có thể tham khảo thêm: Hoa Minh Ngọc
Hoa tươi | Shop hoa tươi | Tiệm hoa | Đặt hoa online |
Thì là là vị thuốc gì ?
Tên gọi khác: Thìa là, Dill (Tên tiếng Anh)
Tên khoa học: Anethum graveolens
Tên dược: Fructus Anethi Graveolens
Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae)
Mô tả cây
Thì là thuộc thân cây thảo, sống hằng năm, cao chừng 0,8 m đến 1m, có khi cao hơn.
Thân mọc thẳng đứng, ít có phân nhánh, bề mặt thân nhẵn và có khía dọc. Lá cây mọc kiểu so le với nhau, có cuống dài, bẹ to rất phát triển, phiến lá xẻ 3 lần lông chim thành những thùy nhỏ hơn có hình sợi dài từ 10 – 20 mm, rộng khoảng 0,5 mm. Ở ngọn lá tiêu giảm và không có cuống.
Cây có hoa mọc thành cụm ở ngọn thân và đầu cành thành những tán kép có cuống chung, cuống dài, chia thành 10 – 15 nhánh, mỗi tán nhỏ có từ 20 đến 40 nhánh con, không có tiểu bao và tổng bao. Hoa có màu vàng, đài có răng ngắn, tràng hình cong gập vào trong, nhị nằm xen kẽ với những cánh hoa, bầu hạ có 2 lá noãn dính vào với nhau.
Quả Thì là có hình trứng dài 3mm và rộng 1,5mm, dẹt ở lưng, quả tách nhau dễ dàng và có 3 sống dọc nổi.
Mùa hoa quả của cây thường vào tháng 1 đến tháng 3
Quả Thì là có hình trứng dài, dẹt ở lưng, quả tách nhau dễ dàng và có 3 sống dọc nổi
Phân bố, thu hái
Cây mọc khắp nơi từ vùng ôn đới ẩm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới như Đức, Hungari, Ai Cập, phía Tây Liên Bang Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan, Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước khu vực Đông – Nam Á và Australia.
Ở Việt Nam Thì là phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, từ Quảng Bình trở ra.
Cây thích mọc ở những nơi có ánh sáng, ưa ẩm ướt với nhiệt độ từ 15 độ đến 20 độ C. Cây chịu được nhiệt độ thấp nhất từ 5 đến 7 độ C nhưng vẫn sinh trưởng tốt trong điều kiện sương mù.
Cây thường được trồng vào mùa đông xuân. Thì là là loại cây sinh trưởng nhanh, trồng từ hạt, sau thời gian 1,5 đến 2 tháng cây bắt đầu ra hoa. Nếu trồng vào mùa đông cây có thể kéo dài thời gian sinh trưởng hơn, trong 1 tán hoa kép, hoa tán đơn ở bên ngoài nở trước, hoa nở từ ngoài vào trong.
Thời gian nở hoa của Thì là thường kéo dài 11 – 14 giờ trong ngày. Hạt của Thì là có thể giữ được lâu 2 – 3 năm, tỷ lệ nảy mầm tới 75%.
Thành phần hóa học
Trong phần ăn được của Thì là có chứa 20g% nước, chất béo 4g%, carbohydrat 44 g%, chất xơ 12g% và acid ascorbid 60mg%. Hàm lượng tinh dầu chiếm 0,1 % đến 1,5 %.
Trong Quả chứa 8g% nước, chất béo 14g%, protein 16g%, carbohydrat 34g%, trong đó lượng tinh dầu chiếm 2 – 6%.
Trong tinh dầu thành phần chính chủ yếu là d.limonen, phellandren, 40 – 60% d.cacvon và một ít paraffin.
Mô tả dược liệu thì là
Đặc điểm cây thì là
Thì là là một loại rau gia vị có nguồn gốc ở các nước ven biển Địa Trung Hải. Đây là loài thực vật thân thảo sống hằng năm, chiều cao trung bình từ 60 – 90cm. Thân nhẵn hoặc có khía rãnh chạy dọc, rễ trụ.
Lá xẻ lông chim 3 lần, bẹ phát triển lớn, các lá ngọn tiêu giảm có hình như lá kim, không có cuống. Hoa mọc thành tán kép, gồm có khoảng 5 – 15 tán nhỏ, thường mọc ở các cành, thân và ngọn. Hoa có màu vàng đặc trưng. Quả bế kép, hình trứng có 10 cạnh.
Cây thì là được xem là Đông trùng hạ thảo – quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid.
Hoa thìa là mọc thành tán kép, gồm có khoảng 5 – 15 tán nhỏ và có màu vàng
Lá thìa là tiêu biến thành hình lá kim, nhỏ, không có cuống và có mùi thơm đặc trưng
Bộ phận dùng
Lá, thân, rễ củ và hạt của rau thì là đều được sử dụng để làm thuốc và dùng trong chế biến thực phẩm, trong đó hạt là bộ phận được dùng làm thuốc phổ biến nhất.
Phân bố
Rau thìa là mọc hoang nhiều ở niềm Nam Châu Âu. Ở nước ta, loài thực vật này được trồng ở nhiều nơi để làm gia vị.
Thu hái – sơ chế
Có thể thu hái quanh năm. Dược liệu thường được dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Dạng bào chế
Sau thu hái thì cây thường được bào chế dưới một số dạng như: Hạt thìa là khô, tinh dầu, thuốc viên, làm rượu, thuốc sắc uống.
Bảo quản
Nơi thoáng mát và khô ráo.
Thành phần hóa học
Quả và lá của cây thì là đều có chứa tinh dầu (carvon 60% và limonene).
Quý khách có thể tham khảo thêm: Hoa Minh Ngọc
Hoa sinh nhật | Hoa sinh nhật đẹp | Hoa chúc mừng sinh nhật | Hoa mừng sinh nhật |
Rau thì là có tác dụng gì?
- Tính vị
Lá thì là có vị hơi đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm.
- Quy kinh
Thận và Tỳ.
- Tác dụng dược lý
– Công dụng của thì là theo Đông Y:
Tác dụng: Tiêu trướng, bổ thận, mạnh tỳ, điều hòa khí âm dương, quân bình, chỉ thống, lợi sữa và kích thích tiêu hóa.
Chủ trị: Lá được dùng để trị tiêu hóa kém, đau bụng, đau răng, tiểu tiện khó, rối loạn đường tiết niệu do sỏi thận, viêm bàng quang và viêm thận. Quả của rau thìa là có tác dụng tương tự như dược liệu Tiểu hồi hương nên được dùng để chữa đau bụng kinh, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và lợi sữa. Ngoài ra quả còn được dùng để trị bụng đầy trướng, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nôn mửa, đau răng, xơ cứng mạch não,…
Lá thìa là có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng trong các món hải sản để tăng hương vị món ăn, kích thích tiêu hóa và át mùi tanh.
– Công dụng của thì là theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Các nghiên cứu cho thấy, rau thì là chứa thành phần có tác dụng tương tự estrogen ở nữ giới. Vì vậy bổ sung loại rau này thường xuyên có thể kích thích tuyến sữa ở phụ nữ sau khi sinh.
Nghiên cứu tại Nga nhận thấy rằng, dầu được chiết xuất từ hạt của cây thì là có thể giảm biểu hiện của hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, cây thìa là có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như ho, ho có đờm, đau họng,…
Hạt thì là chứa nhiều axit folic có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đồng thời thành phần này cũng kích thích quá trình chuyển hóa đường và axit amin trong cơ thể.
Bổ sung rau thì là thường xuyên còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng canxi dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa chứng loãng xương.
Tinh dầu Eugnol trong dược liệu có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm lượng đường trong máu.
Polyacetylenes trong lá thìa là có tác dụng chống viêm và ức chế vi khuẩn. Do đó có thể dùng lá thì là tươi đắp lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Vitamin B và các flavonoid trong rau thìa là có thể cải thiện chứng mất ngủ bằng cách làm dịu hệ thần kinh trung ương và kích thích sản sinh hormone melatonin (hormone tạo ra cảm giác buồn ngủ).
Cách dùng – liều lượng
Lá thìa là không có độc nên bạn có thể sử dụng với liều lượng lớn. Tuy nhiên nếu dùng hạt để chữa bệnh chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 thìa cà phê.
Cách sử dụng Thì là
Thì là lấy lá để ăn, thường nấu với cá .
Dùng quả hạt phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc.
Tác dụng của Thì là
Theo y học hiện đại
Tác dụng hạ đường huyết
Trong công nghiệp hương liệu, quả Thì là được dùng với một số quả thơm khác dùng làm thơm chè.
Theo y học cổ truyền
Vị thuốc có vị cay tính ấm, có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa dễ dàng, giải độc thức ăn
Thì là trong y học cổ truyền dùng thay cho Tiểu hồi để giải độc thức ăn tanh hôi, chữa bụng đầy trướng nê trệ.
Thì là có tác dụng kích thích trung tiện, lợi sữa
Chữa đau bụng ở trẻ em
Bài thuốc có Thì là
Giúp kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng nê trệ
Dùng dưới hình thức nước cất: mỗi ngày uống 50 – 100g
Dùng dưới hình thức nước pha: lấy 4 – 8g thuốc hãm trong 1 lít nước sôi uống
Nếu dùng tinh dầu thì mỗi ngày dùng 250mg – 1g, sau đó đem nhỏ vào nước đường uống.
Thì là có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng trong chế biến các món ăn từ hải sản. Ngoài tác dụng át mùi tanh và kích thích vị giác, loại rau này còn đem lại nhiều công dụng hữu ích như lợi sữa, tăng cường tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch và giảm hôi miệng.
Quý khách có thể tham khảo thêm: Hoa Minh Ngọc
Hoa khai trương | Lẵng khai trương | Hoa mừng khai trương | Giỏ hoa khai trương |
Cách chế biến món ăn với thì là
Thì là được xem như một loại rau để trang trí các món ăn. Nhờ đặc điểm bên ngoài nên loại rau này thường được dùng để:
- Dùng trang trí các món ăn sau khi nấu xong.
- Làm hương vị cho các món cá, trứng,…
- Làm gia vị cho bánh mì nướng,..
- Nấu canh thì là
- Làm hương vị cho món chấm, sallad,..
- Thì là dùng trang trí món ăn
Có thể bổ sung rau thì là vào một số món ăn để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch
Thì là có tác dụng kích thích tử cung, vì vậy phụ nữ mang thai không nên dùng quá nhiều.
Tránh sử dụng đồng thời rau thì là với các loại thuốc như: Thuốc tránh thai chứa estrogen, Tamoxifen, viên uống chứa estrogen, Ciprofloxacin, thuốc chống co giật,…
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thì là vào món ăn để tăng hương vị, cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe.
Để tránh tình trạng tương tác thuốc và các tác dụng phụ khi sử dụng rau thì là, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.
9 Bài thuốc chữa bệnh từ rau thìa là
- Bài thuốc chữa chứng đầy trướng, nôn mửa, khó tiêu và nấc
Chuẩn bị: 10g hạt.
Thực hiện: Đem sắc uống.
- Bài thuốc chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao dẫn đến chứng khó ngủ, đau đầu
Chuẩn bị: 5g hạt giã nhỏ.
Thực hiện: Sắc uống chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc trị chứng ít sữa ở phụ nữ sau khi sinh
Chuẩn bị: 10g hạt thìa là.
Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.
- Bài thuốc trị chứng sỏi bàng quang, viêm thận và sỏi thận
Chuẩn bị: 5g hạt thì là (giã nhỏ).
Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 5 – 6 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc trị chứng rối loạn kinh nguyệt
Chuẩn bị: Lá thì lá tươi và rau mùi tây.
Thực hiện: Ngâm rửa nguyên liệu cho sạch, để ráo, giã thìa là lấy khoảng 60ml dịch chiết. Sau đó giã và vắt rau mùi tây lấy khoảng 1 muỗng nước ép. Trộn đều và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phế quản, cảm lạnh và cảm cúm)
Chuẩn bị: 60g hạt.
Thực hiện: Hãm với nước sôi, lọc bã và hòa với mật ong, chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc trị hơi thở có mùi hôi
Chuẩn bị: Một ít hạt thì là.
Thực hiện: Nhai trực tiếp sẽ giúp hơi thở có mùi thơm.
- Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau
Chuẩn bị: Lá thìa là tươi.
Thực hiện: Rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Nếu nhọt đã vỡ mủ, nên kết hợp với một ít bột nghệ rồi thoa lên để làm liền sẹo và giảm đau nhức.
- Bài thuốc giảm đau và sưng khớp
Chuẩn bị: Dầu vừng và một ít lá thìa là.
Thực hiện: Đem đun dược liệu trong dầu vừng, để nguội, lọc lấy dầu. Khi dùng, sử dụng một ít dầu thoa lên vùng khớp sưng nóng sẽ giúp giảm đau và sưng.
Quý khách có thể tham khảo thêm: Hoa Chia Buồn
Vòng hoa đám tang | Hoa đám tang | Hoa tang lễ | Vòng hoa tang |
Lợi ích của cây thì là đối với sức khỏe
Ngoài những tác dụng trị bệnh, thì là còn cực kỳ tốt cho sức khỏe với các lợi ích như:
Giàu chất chống oxy hóa: Thì là chứa nhiều chất chống oxy hóa. Việc tiêu thụ giúp cơ thể giảm viêm và ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, alzheimer, viêm khớp,…
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Trong thì là có chứa hoạt chất flavonoid. Đây là thành phần giúp bảo vệ tim mạch nhờ vào đặc tính chống xoy hóa và chống viêm từ dược liệu.
Giúp giảm lượng đường trong máu: Thì là có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết. Việc sử dụng rau thì là giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu
Lợi ích khác như hỗ trợ cải thiện xương khớp nhờ các thành phần canxi, magie có trong rau. Ngoài ra còn giúp giảm thiểu tình trạng chuột rút trong thời ký kinh nguyệt.
Tác dụng phụ
Thì là có thể xem là một loại dược liệu lành tính, không chứa độc tố. Nhưng đối với một số trường hợp, loại rau này lại gây ra một số triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Sưng lưỡi, sưng họng,..
- Dị ứng
- Buồn nôn, nôn, chán ăn
- ngứa miệng
- Ảo giác
- Mẫn cảm, nhạy cảm với ánh sáng
Sự tích cây thì là
Ở Việt Nam có lưu truyền một câu chuyện cổ tích có nội dung liên quan đến tên gọi của loài cây này. Câu chuyện có nội dung như sau: “Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, khi ấy tất cả muôn loài chim thú, cây cỏ đều chưa còn có tên gọi.
Một hôm nọ, ông Trời cho tập hợp tất cả các loài cây cỏ lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Thôi thì phải biết, các loại cây đều giành nhau đến trước để được đặt tên theo ý mình mong muốn. Cây dịu dàng toả hương, thích được gọi tên mình là lan.
Cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt tên là tóc tiên. Cây hiên ngang đi đứng, được gọi là thông. Các loại rau, cỏ cũng vậy chen chúc nhau nài nỉ để ông trời đặt cho mình những cái tên thật đẹp như quế, dấp cá, tía tô, húng…
Cho đến cuối ngày, khi các cây cỏ đều đã được đặt tên, hoan hỉ về hết, ông Trời cũng đã mệt thiu thiu vào giấc ngủ chợt có một cây nho nhỏ lúc đó mới hớt ha hớt hải chạy đến, xin tên gì cũng được vì nó phải chăm sóc bà bị bệnh nên không thể đến sớm được.
Ông Trời thấy lòng hiếu thảo của nó thật đáng cảm động nên không trách phạt nhưng nghĩ mãi, nghĩ mãi vẫn không ra được cái tên gì nữa, cho nên ông cứ ngập ngừng mãi:
– Tên của con là… thì là…thì là…
Nhành cây mới chỉ nghe đến vậy, mừng quá hét toáng lên:
– Ôi tôi có tên rồi! Tôi là Thì Là!
Nó vui quá vội vàng cảm ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà và bạn bè cái tên mới được Trời ban cho mình. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là. Tuy rằng cái tên đó rất buồn cười, nhưng không một loài nào chế giễu, bởi vì lòng hiếu thảo của nó đã hơn tất cả các loại cây khác rồi.

Ý nghĩa của hoa thì là
Hoa Thì Là: Tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sẵn sàng chống lại cái ác
Cách trồng và chăm sóc rau thì là
Thời vụ gieo trồng cây thì là
– Thời vụ gieo hạt Thì là thích hợp nhất vào khoảng tháng 9-10, có thể gieo trong vụ Đông Xuân nhiều lứa. Sau khi thu hoạch xong thì trồng lại. Gieo đợt tháng 10 để làm giống.
Chuẩn bị giống trồng cây thì là
– Chọn các giống rau thì là uy tín đảm bảo, bà con có thể đến các cửa hàng giống rau để mua gói thì là đã được xử lý sẵn. Hoặc có thể sử dụng các hạt giống rau thì là từ vụ trước tuy nhiên phải đảm bảo cây khỏe không bị sâu bệnh hại.
– Hạt giống trước khi gieo nên phơi ngoài nắng nhẹ, để qua đêm, hôm sau mang đi gieo trồng. Có thể ngâm nước vào hạt vài giờ, tẩm thêm tro trấu, lấy tay vo đều để các hạt rời nhau, làm như vậy đến khi gieo trên luống sẽ đều tay gieo hơn.
Chuẩn bị đất trồng cây thì là
– Cây thì là là cây dễ trồng và chăm sóc, chính vì vậy mà nó không kén các loại đất trồng, nó có thể mọc được ở khắp nơi, nhưng cũng vẫn phải xử lý đất trước khi gieo trồng. Bởi trồng trên đất tơi xốp, đất ít bị chua và mặn sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, cho năng suất cao hơn.
– Nên cày bừa và phơi ải trước khi gieo trồng cây rau màu 5-7 ngày.
– Bởi đặc tính hạt giống cây thì là nhỏ, cây mọc yếu nên cần phải làm nhỏ đất trồng. Lên luống trồng cây rau thì là cao 1-1,2m, rộng 20-30cm, cào cho bằng phẳng mặt luống.
Người trồng nên sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót cho cây rau thì là, trộn đều phân với đất sau đó san bằng mặt luống lại để chuẩn bị cho gieo trồng.
Kỹ thuật gieo trồng hạt giống thì là
– Trồng cây Thì là bằng cách gieo hạt khá đơn giản.
Sau khi chuẩn bị xong các bước từ chọn giống, xử lý hạt và làm đất thì tiến hành gieo hạt trực tiếp xuống mặt đấtbằng cách gieo vãi.
Gieo xong rắc đất bột hay khỏa nhẹ để có 1 lớp đất mỏng phủ lên hạt, sau đó phủ trấu, mạt cưa hay rơm rạ lên mặt rồi tưới nước cho đủ ẩm.
Kỹ thuật chăm sóc cây thì là
– Do thì là được gieo dày, và đất đã làm kỹ, tơi nên khi thì là mọc sẽ có điều kiện cạnh tranh với cỏ dại, do vậy ta chỉ cần nhổ bỏ những cây cỏ mọc chen ruộng thì là mà không cần dùng cuốc xưới xáo.
– Tưới nước: Tưới nước giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu. Sau đó kết hợp với tưới phân thúc.
– Khi thì là cao được 10 – 15 cm ta cần bón thúc phân: Dùng 0,5 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE hòa nước để tưới cho 100 m2 đất, có thể dùng nước bánh dầu ngâm tưới cho cây: 1 kg bánh dầu ngâm cho 100 m2.
– Rau thì là khi đủ phân thường có màu xanh đậm, lá xum xuê, nếu thấy lá có màu xanh nõn chuối chứng tỏ thì là thiếu phân, cần bón thúc để cây sinh trưởng tốt. Nhìn chung thì là ít bị sâu bệnh phá hại vì vậy bình thường không nên dùng thuốc sâu để phun xịt.
– Bón thúc cho thì là khi cây cao được 10-15cm.
– Hoà 5kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE vào nước để tưới cho 1000m2 hoặc hoà nước tiểu theo tỷ lệ 1/10 với nước lã tưới cho thìa là thay phân hoá học.
Thu hoạch rau thì là
Lá Thì Là – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc thì là 5
Thu hoạch rau thì là
– Thông thường, nông dân trồng thì là để bán cây làm rau nấu canh hoặc chế biến gia vị, vì vậy thường thu hoạch trước lúc ra hoa. Do đó, nếu đất tốt, chăm sóc cẩn thận sau 2 tháng đã thu hoạch đem ăn hoặc bán. Nếu ruộng thì là dày có thể nhổ tỉa dần, hoặc hái lá, cắt cành non ăn dần. Nếu gặp bạn hàng có thể nhổ hết từng luống đem bán, cho đất nghỉ để trồng vụ khác hoặc cây khác.
– Thông thường 1000m2 có thể thu được 1 – 1,2 tấn (100 – 120 kg rau xanh trên 100 m2 đất).
– Thu hoạch bó theo từng bó nhỏ có thể rũ sạch đất hoặc rửa rễ cho sạch đem bán tùy theo tập quán của địa phương. Nấu canh cá, sốt cá, gỏi cá nếu có thì là sẽ trở thành món ăn rất ngon miệng
Cách để giống thì là cho vụ sau
– Muốn để giống thì là, thường chọn luống đều cây, tỉa bớt cây đem bán, chừa khoảng cách cây cách cây 30 x 30 cm. Sau đó hoà phân Better NPK 16-12-8-11+TE bón thúc với liều lượng như lúc bón cây 15 – 20 ngày tuổi.
Lá Thì Là – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc thì là 6
Cách để giống thì là cho vụ sau
– Chú ý tưới nước đều cho đủ ẩm nhất là trong vụ khô để hoa trổ đều, hạt mẩy. Khi hạt đã chín, có thể nhổ cả cây đem vào sân phơi để nong nia hay tấm đệm. Vò hạt, rồi phơi lại vài nắng cho khô đều, sàng sảy sạch tạp chất, để nguội, cho vào chai lọ, đậy kín như bảo quản hạt rau mùi (ngò)
– Thường 1000m2 có thể thu được từ 30 – 50kg giống, hay 3 – 5 kg trên 100m2 đất. Vì lượng giống thì là cần không nhiều, nên nếu nhu cầu gieo không lớn thì thường mỗi gia đình nông dân chỉ cần để giống 3 – 5 m vuông là đủ, để không chiếm đất trồng trọt các cây khác.
Quý khách tham khảo thêm: Cây bon sai
Cây bon sai | Bonsai mini | Cây cảnh văn phòng | Cây để bàn làm việc |
Những câu hỏi liên quan về hoa thì là?
Rau thì là có tác dụng gì, có nên ăn thường xuyên không?
Thì là là một loại cây hương liệu được sử dụng nhiều trong nấu ăn. Đây là một loại rau có nhiều đặc tính hữu ích cho sức khỏe nhưng rất ít người biết đến những lợi ích đó.
Thì là là loại cây lấy lá làm gia vị, lấy hạt làm thuốc, được dùng rất phổ biến trong nấu ăn. Vị của thì là thơm như hồi hoặc cam thảo. Lá, thân và củ của cây thì là đều có thể ăn được
Rau thì là có lợi cho sức khỏe gì?
Trong Đông y, thì là có vị hơi đắng, tính ấm, mùi thơm hắc, không độc. Nó có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa đau bụng, kích thích bài tiết nước tiểu và giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy thì là có thành phần dinh dưỡng ấn tượng vì nó chứa rất ít calo nhưng lại là nguồn cung cấp một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm vitamin A, vitamin C, folate, sắt, mangan … đa dạng chất dinh dưỡng, ăn thì là có nhiều lợi ích sức khỏe tiềm ẩn.
Dưới đây là một số tác dụng của thì là đối với sức khỏe con người.
Giàu chất chống oxy hóa
Hạt và lá của thì là rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid, terpenoit và tannin. Ngoài ra, thì là còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể, đây là chất có khả năng chống oxy hóa cực mạnh.
Cơ thể cần chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận, tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm viêm mãn tính và ngăn ngừa, thậm chí hỗ trợ điều trị một số bệnh như bệnh tim, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp và một số loại ung thư.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Nhờ thành phần flavonoid, thì là có tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống chiết xuất thì là có thể giúp cải thiện tổng mức cholesterol và chất béo trung tính nhưng không phải là cholesterol HDL (tốt) trong cơ thể. (thứ mười hai)
Tuy nhiên, các nghiên cứu đều sử dụng chiết xuất thì là, vì vậy cần nghiên cứu thêm về tác dụng của thì là tươi hoặc khô đối với sức khỏe tim mạch.
Giảm lượng đường trong máu
Một trong những tác dụng của thì là có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng thì là có tác dụng hạ đường huyết, đặc biệt là trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. (3) (4)
Có đặc tính chống ung thư
Monoterpenes là một hợp chất thực vật tự nhiên được tìm thấy trong thì là có liên quan đến các đặc tính kháng virus, kháng nấm, chống viêm và chống ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, vú và ruột kết.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người về tác dụng chống ung thư của thì là vẫn còn hạn chế và cần có thêm bằng chứng để khẳng định đặc tính chống ung thư của loại rau này.
Giảm đau bụng kinh
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Iran cho thấy, tinh chất của thì là kết hợp với vitamin E có thể giảm đau bụng kinh một cách đáng kể. Tinh chất này thậm chí còn hiệu quả hơn cả thuốc giảm đau trong các đối tượng nghiên cứu.
Tốt cho xương
Thì là là một nguồn cung cấp canxi, magiê và phốt pho cho cơ thể, tất cả đều là những chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của xương.
Chữa rối loạn tiêu hóa
Ăn thì là nấu chín là một trong những cách giúp tiêu hóa tốt, chống táo bón hiệu quả.
Chữa lành vết côn trùng cắn
Một tác dụng khác của thì là giúp chữa lành vết thương hoặc vết côn trùng độc cắn. Lý do là vì tinh dầu trong thì là có thể kích thích làm lành da và thậm chí có thể chữa lành vết thương sâu.
Chữa mụn nhọt và sưng tấy
Trong y học cổ truyền, thì là giã nát thành bột nhão rồi đắp lên chỗ nhọt bị vỡ có máu hoặc có thể trộn với một ít bột nghệ rồi đắp lên da. Mỗ ung dung sẽ giúp làm lành vết thương rất nhanh.
Chữa chứng mất ngủ
Ăn canh rau thì thành buổi tối hoặc khóa nước thì uống thay nước trước khi ngủ sẽ có tác dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Bà bầu ăn rau thì là có được không?
Trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ bầu sử dụng rau thì giống như một loại gia vị bình thường, chúng hoàn toàn có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn rau thì có thể giúp ngủ ngon hơn, ngăn ngừa tình trạng xương sống cũng như giúp hệ thống xương và răng của thai nhi phát triển tốt. Ăn rau thì cũng là cách để mẹ bầu giảm bớt tình trạng nuôi thai và ngăn ngừa cải tạo hay tiểu đường thai kỳ.
Đặc biệt, trong rau thì là có chứa các thành phần giống như estrogen, các thành phần này hoạt động trong cơ thể giống như estrogen. Nó sẽ kích hoạt tiết sữa ở phụ nữ mang thai. Hiện nay, nhiều bà mẹ đã sử dụng các loại trà thảo mộc có chứa các thành phần thì để tăng tiết sữa.
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời dành cho mẹ bầu, rau cũng là tác dụng tốt cho trẻ em. Một nghiên cứu điều hành tại Nga chỉ ra, dầu làm từ hạt của cây, có tác dụng làm giảm độ khóc của trẻ em, được đo bằng thời gian khóc tới ¼.
Rau thì là nấu món gì ngon?
Rau thì là vốn là loại rau gia vị trong ẩm thực, đôi khi còn được làm rau sống hoặc nấu canh. Người ta thường sử dụng rau thì là trong các món canh cá, canh, ốc, cháo cá, các món riêu cá ….
Dưới đây là một vài dự trữ biến chế độ công thức cho những ai chưa biết rau thì là nấu món gì ngon:
Cá chép om dưa thì là
Nguyên liệu
- Cá chép: 1 con vừa
- Cà chua: 3 quả
- Khô
- Dưa chua
- Hành lá và rau thì là
- Gừng, nghệ
Cách chế biến món cá chép om dưa thì là
Cá chép đã được chế biến sạch sẽ, mua về cạo sạch lại, vét sạch trong bụng và rửa sạch. Đem cá ướp với tiêu, bột canh theo khẩu vị, để yên khoảng 10 – 20 phút.
Cà chua rửa sạch, bổ sung như phần bổ sung cau. Dưa chua vắt sạch nước.
Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng cho cá chép vào ráng vàng 2 mặt.
Bắt một chảo khác lên bếp, phi hành và tỏi cho vàng. Sau đó cho thêm cà chua vào đảo đều. Khi cà chua chín thì cho dưa chua vào, nêm gia vị vừa ăn.
Tiếp theo, đổ phần vừa làm xong lên cá chép vàng và om đến khi cá chín và vừa ăn được.
Cuối cùng cho rau thì là, hành lá và nước để khử mùi tanh của cá có thể thưởng thức.
Canh trứng cà chua thì là
Nguyên liệu
- Trứng gà: 2 quả
- Cà chua: 2 quả
- Rau thì là
- Khô
- Hành lá
Cách nấu canh trứng cà chua thì là
Cà chua mau về rửa sạch, cắt gọt hình khối cau.
Hành lá và rau thì bỏ lá già úa, rửa sạch, cắt khúc. Vỏ bọc và chia nhỏ.
Cho up nồi đun nóng dầu ăn. Dầu nóng phi thơm hành tím, sau đó cho cà chua vào xào, nêm gia vị vừa ăn. Cho nước vào lò sôi, sau đó đập trứng gà vào, đá tan trứng.
Khi nồi canh sôi trở lại, thì cho gia vị vào khẩu vị, thêm thì là và hành lá rồi bắt bếp là hoàn thành món ăn này.
Vì là rau gia vị nên bạn cần biết cách bảo quản rau thì là đúng cách để có thể sử dụng trong thời gian dài. Với rau thì là tươi, trước tiên bạn cần vò nhẹ lá bằng nước ngọt, bó lá trong giấy, sau đó cho vào túi nhựa có khóa kéo. Bảo quản rau trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng trong khoảng 1 tuần.
Ăn nhiều rau thì là có tốt không?
Rau thì được sử dụng trong ẩm thực được xem là an toàn đối với hầu hết mọi người. Ngoại trừ một số trường hợp ăn quá nhiều rau thì sẽ có thể gây ra một số phụ tác dụng như: co giật, ảo giác, buồn chán, chán nản, chán ăn, dị ứng dụng,…
Ăn nhiều rau thì có thể tạo ra một số phụ ứng dụng cho cơ thể (Nguồn: Internet)
Do đó, các quảng cáo đều cho rằng bạn chỉ nên ăn thì với một lượng vừa phải trong tuần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhiều vì trong đó có chứa số lượng lớn các chất kích hoạt cung cấp, dẫn đến sảy thai.
Dinh dưỡng thành phần của rau thì là?
Theo các nghiên cứu, thì chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng thì là (100gram) có thể được kể trong bảng thống kê sau đây:
Nước: 88,4 g
Năng lượng: 28 Kcal
Chất lượng: 2.6 g
Chất béo: 1,1 g
Bột đường chất lượng: 1,8 g
Xơ chất: 5 g
Sắt: 1,2 mg
Canxi: 200 mg
Magie: 55 mg
Mangan: 0,5 mg
Photpho: 12 mg
Kali: 361 mg
Natri: 48 mg
Kẽm: 0,5 mg
Đồng: 220 µg
Vitamin C: 63 mg
Vitamin B1: 0,05 mg
Vitamin B2: 0,12 mg
Vitamin PP: 0,7 mg
Vitamin B5: 0,397 mg
Vitamin B6: 0,185 mg
Beta-caroten: 2850 µg
Như vậy, rau thì là loại rau giàu dinh dưỡng có thể mang đến một số lợi ích cho sức khỏe. Đây là loại rau phù hợp với mọi đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng chức năng của thì là quá nhiều.
Bạn muốn tìm một cửa hàng mua hoa uy tín, chất lượng và muốn mua cho tặng người thân/bạn bè/đồng nghiệp/Sếp những bó hoa tươi, sang trọng mang vẻ đẹp thuần tú hay mua những bó hoa để làm quà tặng nhân các dịp quan trọng như khai trương, khánh thành nhà cửa, …vv… Hãy đến với cửa hàng Hoa Minh Ngọc chúng tôi để lựa chọn và mang về cho mình những sản phẩm hoa siêu đẹp nhé. Liên hệ ngay 038 460 7598 (24/7) ngay!